Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

Hướng dẫn Phân loại trần thạch cao nhà đẹp

 Sự  phát triển nhanh chóng của ngành xây dựng nước ta ở những năm trước đây cho thấy có nhiều loại trần nhà được áp dụng theo từng thời kỳ khác nhau. Từ làm trần ván ép, trần giả đúc (giống như đổ bê tông) hay trần sinili,… Nhưng trong kiến trúc xây dựng hiện đại ngày nay, trần nhôm, trần nhựa hoặc trần thạch cao là thông dụng nhất.  Riêng về Tran thach cao thì được phân làm 2 loại: trần nổi và trần chìm.
sử dụng trần thạch cao trong thi cong noi that trần nhà cho văn phòng hoặc  khách sạn

Trần chìm

Tran chim thach cao là trần được thi công bắt vít từng tấm thạch cao từ dưới lên. Khung định hình bằng nhôm kẽm chữ U được bắt vít gắn kết với nhau, sau đó người ta ghép từng tấm thạch cao (nguyên kích thước) vào. Trần chìm có ưu điểm là đẹp, tạo mặt phẳng hoàn thiện (không thấy mí ghép), có thể tạo nhiều hoa văn bằng cách cắt từng tấm thạch cao gắn vào hay bằng cách tô xi măng. Nếu tô xi măng tạo chỉ trang trí thì trần sẽ đẹp và bền hơn, nhưng giá thành sẽ cao. Khuyết điểm của trần chìm là nếu hư, ố không sửa chữa được y nguyên như trần cũ... bởi vì khi cắt ghép trần thạch cao kéo theo nhiều thứ như: Thi cong noi that nhà đèn trang trí, chỉ trang trí… Trần thạch cao sau đó sẽ được trét mastic và sơn như trần nhà đúc

Trần chìm thạch cao

Trần nổi

Loại còn lại là trần nổi: Trần nổi thạch cao được thi công bằng cách thả từ trên xuống từng tấm thạch cao được cắt ra có kích thước bằng khung định hình (khung định hình chữ L có thể bằng nhôm hay kẽm, nếu bằng nhôm sáng bóng thì không cần dán chỉ trang trí bên dưới để che, nhưng nếu là khung nhôm kẽm thì cần dán chỉ trang trí). Trần nổi có ưu điểm là nếu sau này cần sửa chữa hệ thống dây điện bên trong cũng khá dễ dàng, hoặc hư tấm nào tháo ra thay tấm đó.
tran noi thach cao

Trần nổi thạch cao

Ngoài sử dụng trần thạch cao cho trần nhà, ngày nay thạch cao còn hay được sử dụng để làm tường nhà. vách tran thach cao được tạo nên bởi các tấm thạch cao có khả năng cách âm, chống ồn, cách nhiệt chống cháy,… trong tương lai, có lẽ sẽ rất lâu nữa mới có thể nghiên cứu phát triển một loại vật liệu mới ưu việt hơn thay thế cho thạch cao.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét